Nếu một ngày nào đó, bạn nhận thấy đèn check engine sáng trên bảng taplo ô tô và bạn không hiểu lí do vì sao nó lại sáng. Thì bạn đừng lo lắng vội, nó có thể đến từ việc các nắp đậy bình xăng bị hở hay nắp đậy nhớt máy của bạn chưa được đóng kín.
Nhưng nếu bạn đã kiểm tra, đóng kín các nắp đậy nhớt máy, bình xăng, thước đo nhớt máy rồi mà đèn báo lỗi động cơ vẫn còn báo sáng, có khi còn nhấp nháy thì bạn bắt đầu phải lo dần rồi, vì đây là dấu hiệu cho thấy chiếc xe của bạn đang gặp những hư hỏng.
Dưới đây, gara chuyên sửa chữa động cơ ô tô sẽ liệt kê cùng các bạn một số nguyên nhân khiến đèn check engine sáng trên ô tô mà bạn có thể tham khảo để nhận biết và khắc phục các lỗi này càng sớm càng tốt.
I. Đèn check engine là gì?
Đèn check engine hay còn được biết đến nhiều hơn với tên gọi là lỗi đèn cá vàng. Khi đèn cá vàng sáng, có nghĩa là đang có tín hiệu hoạt động không đúng từ hệ thống cảm biến động cơ báo về cho hộp ECU kích hoạt đèn trên taplo, nó giúp xe bạn có thể phát hiện những vấn đề mà xe đang gặp phải.
II. Những nguyên nhân khiến đèn check engine sáng
Ngoài việc đến thời hạn bảo dưỡng định kỳ, đèn sẽ sáng để nhắc nhở. Thì những nguyên nhân dẫn đến đèn báo lỗi cá vàng sáng là do các bộ phận khác của hệ thống động cơ đang trục trặc.Có thể bạn đang băn khoăn lo lắng không biết xe bạn gặp lỗi gì? Tình trạng xe làm sao khiến đèn báo lỗi động cơ sáng?. Dưới đây là những nguyên nhân khiến đèn check engine sáng, các bạn hãy cùng Tuning Service tìm hiểu:
1. Van hằng nhiệt bị kẹt
Khi chất làm mát chảy, van hằng nhiệt sẽ điều chỉnh nhiệt động động cơ. Nhưng nếu van hằng nhiệt bị kẹt khi mở, nó sẽ ngăn cản động cơ đạt đến công suất tối ưu để hoạt động bình thường; Còn khi van hằng nhiệt kẹt khi đóng, nó sẽ làm cho động cơ của xe bạn quá nóng.
Khi đồng hồ đo nhiệt chuyển sang vùng đỏ, đèn check engine sẽ sáng. Bạn cần tiến hành thay thế van hằng nhiệt, ron cao su, hay bất kì thành phần khác bị hư hỏng.
2. Cảm biến khí oxy
Cảm biến oxy bị lỗi là nguyên nhân phổ biến nhất kiến đèn check engine sáng. Hầu hết các xe ô tô đều có từ 2 cảm biến oxy trở lên và được bối trí ở phía trên và dưới của động cơ.
Các cảm biến oxy đo lượng phát thải trong khí thải và sử dụng các số liệu để có thể hiệu chỉnh công suất của động cơ theo thời gian thực. Dấu hiệu của cảm biến oxy bị lỗi là hiệu suất của động cơ giảm và động cơ hoạt động kém.
3. Hư hỏng bầu catalytic làm đền check engine sáng
Bầu catalytic hay còn được gọi là bình lọc khí thải, chúng có nhiệm vụ làm nóng các hợp chất chưa cháy được qua ống xả. Quá trình này biến đổi các hydrocacbon gây ô nhiễm, oxi nito hay các hóa chất khác thành các nguyên tố ít độc hại hơn như carbon dioxide và nước.
Khi bầu catalytic lỗi cũng dẫn đến việc đèn báo lỗi động cơ sáng. Việc sửa chữa bầu catalytic hay mua một cái mới đều tốn rất nhiều chi phí, vậy nên bạn hãy bảo dưỡng chúng thường xuyên để có thể tránh được hư hỏng.
4. Hư hỏng hệ thống đánh lửa
Hệ thống đánh lửa bị hư hỏng cũng là nguyên nhân khiến cho đèn check engine sáng. Hệ thống đánh lửa bao gồm:
- Bugi
- Bobin đánh lửa
- Cáp đánh lửa
Đây là các bộ phận của hệ thống đánh lửa. Khi hệ thống đánh lửa không đúng thời điểm sẻ ảnh hưởng đến động cơ khiến cho đèn check engine sáng. Và nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn thì đèn cảnh báo sẽ nhấp nháy, đây là trường hợp khẩn cấp.
5. Hư hỏng cảm biến lưu lượng không khí
Khi tiếp xúc với không khí bẩn hoặc nhiều hạt, cảm biến lưu lượng không khí (MAF) có thể bị lỗi. Giống như cảm biến oxy, cảm biến MAF đo lượng không khí đi vào động cơ và giúp đảm bảo hỗn hợp không khí và nhiên liệu thích hợp.
Cảm biến MAF bị lỗi có thể khiến động cơ hoạt động sai làm cho đèn báo lỗi động cơ sáng, chúng gây tổn thất nhiên liệu, hiệu suất kém và có thể gây ra nhiều thiệt hại không đáng có cho động cơ của bạn.
> Các bạn có thể xem thêm: Các vấn đề lỗi trên bơm xăng ô tô
III. Phải làm gì nếu ô tô nổi đèn check engine
Bất kể tình huống nào, khi đèn check engine của bạn bật sáng, thì bạn nên đưa chiếc xe của mình vào các gara sửa chữa ô tô uy tín gần nhất, có máy chẩn đoán để có thể chẩn đoán và sửa chữa xe của bạn một cách chính xác, an toàn nhất.
Mặc dù vậy, cách hoạt động của đèn kiểm tra động cơ có thể giúp bạn xác định điều gì có thể xảy ra với chiếc ô tô của bạn và mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Dưới đây là những gì bạn nên làm tiếp theo khi đèn check engine sáng:
TH1: Đèn check engine sáng trong một số điều kiện nhất định:
Nếu đèn sáng liên tục và bạn nhận thấy sự khác biệt, hãy lái xe càng ít càng tốt cho đến khi bạn có thể mang xe đi sửa chữa. Rất có thể một cái gì đó sắp bị hư hỏng.
TH2: Đèn check engine liên tục sáng:
Hệ thống chẩn đoán trên xe của bạn đã xác định có điều gì đó không ổn và cần được khắc phục. Mặc dù phương tiện của bạn có vẻ đang hoạt động tốt, nhưng tốt nhất bạn nên mang xe đi bảo dưỡng càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các vấn đề khác.
TH3: Đèn check engine sáng và có vấn đề về hiệu suất của xe:
Nếu bạn nhận thấy sự sụt giảm hiệu suất, xe của bạn có thể đã tự động chuyển sang "limp-mode"(chế độ tự bảo vệ của xe) để tránh hư hỏng thêm. Trong trường hợp này, bạn nên đến ngay các gara sửa chữa ô tô gần nhất hoặc nhờ xe kéo về để đề phòng hư hỏng động cơ.
TH4: Đèn check engine nhấp nháy khi đang lái xe:
Không nên nhầm lẫn với đèn thỉnh thoảng nhấp nháy trong tình huống đầu tiên, nếu đèn nhấp nháy liên tục, điều đó thường cho thấy có vấn đề nghiêm trọng với xe của bạn và bạn nên tấp vào lề khi an toàn. bạn nên nhờ xe cứu hộ để đưa xe về nếu bạn không ở gần các gara sửa chữa ô tô.
> Nếu động của bạn thường xuyên gặp trục trặc, hãy tìm hiểu ngay bài viết này để có thể đưa ra các giải pháp sớm hơn: 7 hư hỏng thường gặp ở động cơ ô tô ngày nay.
Trên đây là những nguyên nhân khiến đèn check engine sáng. Mình mong những thông tin trên sẽ giúp bạn nhận biết được tình trạng chiếc xe của bạn khi gặp phải lỗi này và có phương án sửa chữa và bảo dưỡng sớm nhất để đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường.