Bơm trợ lực lái đảm nhận nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong hệ thống trợ lực lái thủy lực. Nó giúp cung cấp đủ áp lực dầu cần thiết để hệ thống lái có thể hoạt động được. Vậy nên, nếu chúng xảy ra hư hỏng, thì toàn bộ hệ thống không thể hoạt động bình thường được do không được do không đủ áp lực dầu.
Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ nêu lên những nguyên nhân dẫn tới hư hỏng, cách kiểm tra và sửa chữa bơm hệ thống lái trợ lực. Qua đó giúp các bạn có thêm những kinh nghiệm trong việc chăm sóc chiếc xe của mình.
> Tham khảo: gara sửa thước lái xe hơi uy tín
1. Những hư hỏng thường gặp ở bơm trợ lực lái
Là bộ phận có tần suất hư hỏng cao so với các vị trí khác, do cấu tạo và điều kiện làm việc đặc thù. Dưới đây là những hư hỏng mà garatuning thường xuyên gặp phải:
- Vòng bi, phớt cao su, cao su làm kín bị mòn, rách hoặc cứng.
- Vòng bi bị nứt vỡ, mòn… do hoạt động lâu ngày.
- Roto cánh gạt, lòng thân bơm bị xước, mòn.
- Van lưu lượng bị mòn, lò xo bị gãy làm mất đi tác dụng trợ lực tay lái nặng.
- Dây đai dẫn động bị trùng.
- Dầu trợ lực hết hoặc thiếu.
2. Cách kiểm tra bơm của hệ thống lái trợ lực
B1: Sử dụng một đồng hồ đo áp suất và lắp trên đường dầu ra, sau đó cho động cơ chạy ở chế độ không tải và đo áp suất đầu ra. Nếu áp suất đầu ra lớn hơn 70KG/cm2 thì bơm áp suất đang hoạt động bình thường. Nếu áp suất đầu ra thấp hơn 70KG/cm2 thì có nghĩa là bơm áp suất đang gặp vấn đề.
B2: Tháo rời từng bộ phận của bơm và đặt chúng trên một chiếc khay sạch, sau đó tiến hành vệ sinh sạch sẽ toàn bộ các chi tiết bơm.
B3: Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra từng chi tiết trên bơm trợ lực lái (đồng hồ so, panme).
B4: Hãy sử dụng căn lá để đo khe hở giữa cánh gạt và rãnh trên thân roto, giữa roto và lòng thân bơm. Khe hở cho phép phải thấp hơn hoặc bằng 0.036 mm.
B5: Sử dụng thước kẻ để đo chiều dài (lực căng) của lò xo. Chiều dài tiêu chuẩn của lò xo phải nằm trong khoảng 33 – 34 mm.
B6: Kiểm tra van điều áp: Dùng tay bịt một lỗ trên thân van, lỗ kia cho dòng khí nén có áp suất vào, hãy xác định xem dòng khí nén có thể lọt qua lỗ hay không, nếu lọt qua chứng tỏ van điều áp yếu.
B6: Kiểm phớt chắn dầu, trục bơm và nắp bơm.
3. Tiến hành sửa chữa bơm trợ lực
Nếu như bơm đã quá cũ, quá lâu chưa được bảo dưỡng hay vệ sinh, mà có hiện tượng hư hỏng, thì bạn nên thay mới toàn bộ bơm trợ lực lái. Còn những trường hợp dưới đây, bạn có thể phục hồi hoặc thay những chi tiết nhỏ:
- Nếu nắp thân bơm bị nứt vỡ nhỏ thì có thể hàn gia công lại.
- Trục bị cong có thể dùng dụng cụ chuyên dụng để nắn lại.
- Lò xo yếu nên được thay mới.
- Puli nứt vỡ cũng cần thay mới.
- Van mòn thì mài rà lại bằng bột ra mịn trên bàn map.
- Ống dẫn dầu bẩn hoặc tắc thì thông rửa, vệ sinh và thổi sạch bằng khí nén.
- Nếu lòng thân bơm bị cào xước thì mài lại và thay roto mới và đảm bảo rằng khe hở thấp hơn hoặc bằng 0.025 mm.
- Ống dẫn bị thủng thì hàn đắp và gia công lại.
- Vòng bi hỏng nên được thay mới.
4. Điều chỉnh bơm sau khi lắp
Sau khi kiểm tra và khắc phục những hư hỏng, bạn cần lắp bơm trên thiết bị trên bàn thử chuyên dụng, để thử theo chế độ chạy ghi trong điều kiện kỹ thuật.
- Hãy điều chỉnh van an toàn và dây đai dẫn động theo đúng tiêu chuẩn: van phải mở khi áp suất dầu đạt 110KG/cm2. Nếu áp suất không đạt cần phải điều chỉnh lại.
- Ấn vào giữa dây đai một lực khoảng 3 – 3.5 kg, độ võng của dây đai phải từ 8 – 12 mm. Nếu không đạt thì phải điều chỉnh lại hoặc thay mới dây đai.
Trên đây là những hư hỏng thường gặp trên bơm trợ lực lái, cách kiểm tra, sửa chữa và điều chỉnh sau khi lắp đặt bơm. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích dành cho bản thân. Hoặc có thể liên hệ với gara chúng tôi để nhận tư vấn và báo giá sửa chữa chi tiết. Chúc các bạn lái xe an toàn!
> Tham khảo thêm: các loại hệ thống trợ lực lái