Hệ thống trợ lực lái ô tô đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều khiển chiếc xe. Nó giúp người lái điều hướng chiếc xe một các nhẹ nhàng theo ý muốn.
Vậy bạn đã hiểu thế nào về hệ thống trợ lực lái trên xe ô tô? Nó gồm những loại nào? Cấu tạo, chức năng và ưu/nhược điểm của mỗi loại trợ lực lái?... Hãy cùng gara chuyên sửa hệ thống lái ô tô chúng tôi tham khảo qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!
I. Hệ thống trợ lực lái ô tô là gì?
Hệ thống trợ lực lái là một phát minh quan trọng trong ngành công nghiệp xe ô tô, chúng giúp người lái không cần sử dụng quá nhiều lực tác động lên vô lăng để điều hướng chiếc xe dưới sự trợ gúp của trợ lực điện hoặc trợ lực thủy lực.
Trên một cơ cấu hệ thống lái bình thường so với hệ thống cơ cấu lái trợ lực, thì cơ cấu lái thông thường sẽ không có sự hỗ trợ thủy lực hoặc điện để giảm nỗ lực quay vô lăng. Còn phần còn lại của các bộ phận cơ khí và nguyên lý hoạt động giữa chúng là tượng tự nhau, ngoại trừ các chi tiết, bộ phận được bổ sung thêm cho hệ thống trợ lực lái.
II. Phân loại các loại hệ thống lái trợ lực và cơ cấu hoạt động
Hệ thống trợ lực lái được chia thành 3 loại chính, gồm: trợ lực lái điện, trợ lực lái thủy lực và trợ lực Hybrid.
1. Hệ thống lái thủy lực (trợ lực lái dầu)
Trên một chiếc xe được trang bị hệ thống trợ lực lái ô tô thủy lực, việc quay vô lăng để điều hướng các bánh xe sẽ được giảm bớt lực với sự hỗ trợ của thủy lực.
Khi quay vô lăng, bơm thủy lực sẽ lấy năng lượng từ động cơ xe và bơm đầy chất lỏng thủy lực thông qua các đường ống của hệ thống. Chất lỏng thủy lực này sẽ sinh ra áp suất cao và đi vào một xylanh, sau đó tác dụng lực lên pittong xylanh.
Pittong này sau đó sẽ đẩy chất lỏng thủy lực lên phía trước thông qua các đường của hệ thống. Từ đó tạo áp lực lên giá đỡ và các bánh răng được bố trí khắp khớp nối làm các bánh trước của xe quay.
# Ưu điểm của hệ thống lái thủy lực:
- Phản ứng chân thực với mặt đường, qua đó giúp người lái cảm nhận được lực đội ngược lại vô lăng.
- Ít khi xảy ra những hư hỏng nặng.
- Chi phí bảo dưỡng thấp.
- Tốc độ trả vô lăng về trung tâm nhanh, nên khả năng thăng bằng của xe sẽ tốt hơn.
# Nhược điểm của hệ thống lái thủy lực:
- Phải thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng.
- Cấu tạo phức tạp, nặng và chiếm nhiều không gian xe.
2. Hệ thống trợ lực lái ô tô điện EPS
Khi người lái điều khiển chiếc xe có hệ thống trợ lực lái điện EPS, các cảm biến trên cột lái sẽ đọc và truyền tải thông tin tới bộ điều khiển điện tử ECU của xe.
Các dữ liệu thông tin mà cảm biến gửi về sẽ được ECU sẽ phân tích và tiếp tục gửi tín hiệu tới động cơ điện tử. Động cơ này ở cuối cột cái. Các bánh răng của động cơ điện sẽ cung cấp một momen xoắn phù hợp tới bánh răng để dẫn chuyển momen xoắn đến giá đỡ dựa trên tín hiệu được ECU gửi về.
# Ưu điểm của hệ thống trợ lực lái điện:
- Cảm lái lái chân thực tới từ vô lăng.
- Hiếm khi hư hỏng vặt và dễ dàng sửa chữa.
- Thiết kế nhỏ gọn nên trọng lượng nhẹ.
- Các cảm biến luôn tiếp nhận thông tin nhanh nhạy và hiệu quả.
- Tiết kiệm nhiên liệu.
# Nhược điểm của hệ thống trợ lực lái điện:
- Phí sửa chữa cao.
- Cấu tạo phức tạp nên giá thành cao hơn các hệ thống trợ lực lái khác.
3. Hệ thống trợ lực lái Hybrid
Ngoài hệ thống trợ lực lái ô tô sử dụng điện và trợ lực lái thủy lực ra thì còn có hệ thống trợ lực lái Hybrid.
Hệ thống trợ lực lái Hybrid là hệ thống trợ lực lai giữa trợ lực điện và thủy lực. Trong một hệ thống lái trợ lực Hybrid, toàn bộ khái niệm làm việc tương tự hoàn toàn với hệ thống lái trợ lực thủy lực.
Sự khác biệt lớn nhất nằm ở bơm thủy lực. Khi mà hệ thống trợ lực lái Hybrid được điều khiển bằng động cơ và được thay thế bằng bơm điện. Điều này giúp toàn bộ hệ thống trở nên đáng tin cậy hơn so với việc sử dụng bơm thủy lực.
III. Những nguy hiểm khi xe không có hệ thống lái trợ lực
Việc điều khiển một chiếc xe không có tay lái trợ lực sẽ khiến người lái phải sử dụng nhiều lực tác động cần thiết để quay tay lái nhằm điều hướng chiếc xe. Việc không có trợ lực lái khiến quá trình điều khiển vô lăng trở nên nặng nhọc, đặc biệt là khi di chuyển ở tốc độ thấp và khi chiếc xe phải tải trọng với trọng lượng lớn.
Điều này khiến khả năng xử lý trong những tình huống khẩn cấp gặp nhiều khó khăn và có thể dẫn tới những tai nạn bất ngờ.
Ngày nay, đa số các dòng xe đời mới đều được trang bị hệ thống trợ lực lái điện thay vì hệ thống trợ lực lái thủy lực như trước. Ngoài ra, hệ thống trợ lực lái điện còn được tích hợp thêm các tính năng nổi bật khác như: đỗ xe tự động, hỗ trợ duy trì làn đường, hay thậm chí là tự điều khiển – điều mà các hệ thống trợ lực lái không thể có.
Trên đây là một số thông tin về hệ thống trợ lực lái ô tô. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích dành cho bản thân. Hoặc nếu bạn đang cần tư vấn về các lỗi và sửa chữa chúng, có thể liên hệ với chúng tôi để nhận báo giá hoặc đặt lịch hẹn. Chúc các bạn lái xe an toàn!
> Các bạn có thể xem thêm chủ đề: Rotyun lái ô tô và những điều cần biết