Bầu Catalytic Converter là gì? Chúng đảm nhận nhiệm vụ gì trên xe ô tô? Lúc nào thì cần vệ sinh bầu Catalytic?... Hãy cùng gara sửa chữa ô tô chúng tôi tìm hiểu chi tiết về chức năng, cấu tạo cũng như thời điểm bảo dưỡng chúng!
I. Bầu lọc khí thải Catalytic Converter là gì?
Bộ lọc khí thải Catalytic Converter (DPF) hay còn gọi là bộ chuyển đổi xúc tác khí thải. Chúng đảm nhận nhiệm vụ lọc khí thải của ô tô thải ra nhằm giảm thiểu mức độc hại như: NOx, CO, HC-hydrocacbon…
Bầu Catalytic Converter là bộ phận không thể thiếu trên mỗi chiếc xe đời mới hiện nay, chúng được thiết kế rất chắc chắn và bền bỉ. Thế nhưng, bất kể bộ phận nào trên xe ô tô sau một thời gian dài sử dụng đều không tránh khỏi những trục trặc, và bạn cần phải vệ sinh Catalytic Converter để bộ phận này hoạt động một cách hiệu quả nhất.
II. Cấu tạo của bầu Catalytic Converter trên xe ô tô
Các hãng sản xuất xe đều sẽ trang bị cho những mẫu xe của mình một thiết bị trung hòa khí thải Catalytic Converter. Bộ phận này sẽ lọc khí nhằm giảm thiểu đi các khí độc hại thoát ra môi trường.
Catalytic Converter thường được cấu tạo với 3 lớp riêng biệt. Chúng liên kết và hỗ trợ lẫn nhau nhằm mang tới khả năng trung hòa khí thải độc hại một cách tốt nhất, qua đó giúp việc chuyển đổi các loại khí độc hại này thành dạng khí thải có ít sự ảnh hưởng xấu tới môi trường hơn.
- Lớp xúc tác thứ nhất: Lớp này gồm các kim loại quý như Rhodium và Platium nhằm giảm thiểu lượng khí NOx.
- Lớp xúc thác oxy hóa: Tại đây, lượng khí Carbon Monoxide và Hydrocacbonat sẽ được trung hòa bằng cách đốt cháy qua chất xúc tác Palladium và Platium.
- Lớp cuối cùng: Lớp này là hệ thống kiểm soát lượng khí thải của xe. Thông tin mà lớp này mang tới sẽ cho khả năng định hướng nhằm điều chỉnh chính xác hệ thống phun nhiên liệu ô tô. Các thông tin này được xác định qua một bộ cảm biến oxy gắn giữa động cơ xe và bầu catalytic Converter.
III. Thời điểm vệ sinh bầu lọc khí thải Catalytic và cách kiểm tra
Theo kinh nghiệm sửa chữa ô tô lâu năm tại Tuning Gara, thì cứ sau khi xe chạy được quãng đường từ 20.000 đến 30.000km là nên vệ sinh chúng 1 lần (tùy vào xe cũ mới sẽ có thời gian sớm hơn hay muộn hơn). Ngoài ra, vì nhiều ảnh hưởng khác mà các bạn cũng có thể yêu cầu các ktv tại gara kiểm tra để sớm phát hiện những lỗi trên hệ thống này.
1. Tắc nghẽn bộ xúc tác khí thải
Khi bộ lọc khí thải Catalytic Converter bị tắc nghẽn, hiệu suất của động cơ xe ô tô sẽ giảm do lượng khí thải lưu thông qua bầu lọc chậm hơn thông thường. Thậm chí, lượng khí thải này còn có thể dội ngược lại vào buồng đốt. Ngoài ra, tắc bầu Catalytic Converter sẽ khiến quá trình đốt cháy nhiên liệu không còn hiệu quả nữa.
Khi nhận thấy tình trạng này, bạn cần phải kiểm tra bằng cách nới lỏng bộ xúc tác khí thải ra khỏi đường ống xả hoặc cổ góp xả của xe ô tô. Nếu như công suất của xe tăng lên đột ngột, thì có nghĩa bầu lọc đang bị tắc.
Hãy gõ nhẹ bầu lọc khí Catalytic Converter bằng búa cao su. Nếu xuất hiện tiếng kêu hay cảm nhận được sự dịch chuyển bên trong bầu lọc, thì bạn nên thay mới bộ lọc khí thải ô tô Catalytic Converter ngay khi có thể.
2. Nhiệt độ của bộ lọc khí thải
Nếu bầu Catalytic Converter giảm hiệu suất hay gặp vấn đề, đèn Check Engine sẽ báo sáng. Nếu bộ lọc khí thải hỏng thì sẽ xuất hiện mã lỗi P0420 – P0424. Lúc này, bạn có thể kiểm tra nhiệt độ của bộ xúc tác khí thải bằng nhiệt kế điện chuyên dụng theo các bước sau:
- Khởi động xe và để động cơ chạy trong vòng khoảng 20 phút.
- Đỗ trên bề mặt phẳng. Nếu nâng xe lên thì cần sử dụng con đội kê bên dưới.
- Sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ phía trước và sau của bộ xúc tác.
Nếu như nhiệt độ phía sau cao hơn nhiệt độ phía trước, thì nghĩa là bộ xúc tác khí thải Catalytic Converter vẫn hoạt động bình thường. Ngược lại, nếu nhiệt độ phía sau thấp hơn hoặc bằng nhiệt độ phía trước thì có nghĩa rằng bộ xúc tác khí thải Catalytic Converter đang gặp vấn đề.
3. Những vấn đề lỗi liên quan khác
Bên cạnh những dấu hiệu nếu trên, còn có các dấu hiệu khác nhận biết rằng bộ lọc khí thải Catalytic Converter đang gặp vấn đề như:
- Xe xuất hiện mùi trứng thối.
- Giảm công suất động cơ.
- Có tiếng lộp bộp bên dưới gầm xe.
- Xe chết máy khi đang chạy cầm chừng.
- Khói đen…
Tuy nhiên trên thực tế, nhiệt độ phía trước và sau không thể cho bạn biết chắc chắn rằng bầu Catalytic Converter có đang gặp vấn đề hay không. Cách tốt nhất là bạn nên mang xe tới các gara sửa chữa chuyên nghiệp để được kiểm tra một cách cẩn thận…
IV. Cách bảo vệ bộ lọc khí thải Catalytic converter
Sau một thời gian dài sử dụng, kèm theo việc vệ sinh bầu lọc khí thải Catalytic converter không đúng cách, sẽ khiến bộ phận này rất nhanh xuống cấp và hư hỏng. Vậy nên, để đảm bảo rằng chúng luôn hoạt động một cách hiệu quả nhất, bạn cần thực hiện những điều sau đây”
- Tiến hành vệ sinh bầu Catalytic converter thường xuyên, chăm sóc và bảo dưỡng bộ xúc thải định kỳ.
- Thay mới bugi khi phát hiện sự ăn mòn ở các điện cực.
- Hệ thống đánh lửa cũng ảnh hưởng tới quá trình đốt cháy nhiên liệu, từ đó sinh ra khí thải. Vậy nên, bạn cũng cần phải khắc phục những vấn đề liên quan tới hệ thống đánh lửa.
- Sử dụng những loại dầu nhớt bôi trơn phù hợp nhằm hạn chế sự hình thành của muội than.
Trên đây là những thông tin về bầu Catalytic converter là gì. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích dành cho bản thân. Qua đó có cách sử dụng và chăm sóc xe hiệu quả nhất!.