Nếu như lần đầu tiên bạn gặp phải tình trạng Vô lăng ô tô bị khóa khiến bạn không thể điều khiển được, chắc chắn bạn sẽ đôi chút cảm thấy hoang mang và không biết xử trí như thế nào.
Bài viết sau đây, gara chuyên sửa hệ thống lái ô tô chúng tôi sẽ giải thích nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này, đồng thời hướng dẫn bạn cách giải quyết vấn đề này!
I. Tính năng an toàn khóa vô lăng ô tô là gì?
Khóa tay lái volang là một trong những tính năng an toàn được tích hợp trên xe ô tô. Và trong một số điều kiện nhất định, nó sẽ kích hoạt làm cho Vô lăng ô tô bị khóa. Trong khi bạn đã tắt động cơ và vô tình xoay vô lăng khiến ô tô bị lệch sang một bên, thì khóa sẽ tương tác với một trong các khe khóa để ngăn không cho bánh xe di chuyển thêm nữa.
Mục đích của việc khóa bánh xe này là ngăn không cho xe di chuyển khi động cơ đã tắt. Một khi động cơ xe đã tắt thì bơm trợ lực cũng không còn hoạt động nữa. Điều này dẫn tới tình trạng khóa vô lăng.
Vậy nên, trừ khi ai đó đang cầm chia khóa xe của bạn thì mới có thể khởi động xe. Còn không, dù có sử dụng các phương pháp ngầm để đánh lửa nhằm khởi động động cơ, thì bánh xe vẫn sẽ bị khóa và không thể di chuyển được.
Theo đúng quy trình, cách duy nhất bạn có thể mở vô lăng là cho chìa khóa xe vào lỗ khởi động đánh lửa sau đó bật nó lên. Tuy nhiên, do các vấn đề về cơ học, hệ thống đánh lửa của xe có thể bị hư hỏng, ngăn không cho vô lăng mở khóa tay lái.
II. Nguyên nhân chính khiến Vô lăng ô tô bị khóa trong khi đang điều khiển
Không ít trường hợp xe bị tình trạng này mà chủ xe không biết nguyên nhân, và dưới đây là 4 nguyên nhân dẫn tới hiện tượng khóa vô lăng lái xe mà Tuning.vn sẽ gửi đến bạn đọc:
1. Bơm trợ lực gặp vấn đề
Bơm trợ lực lái của xe có thể bất ngờ bị kẹt và ngay tức khắc khiến vô lăng xe bị khóa trong khi lái.
Lỗi bơm trợ lực lái không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng. Bơm trợ lực lái là một trong số những cải tiến để giúp quá trình điều khiển xe trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Nó được điều chỉnh một cách tinh vi, và khi động cơ bị tắt đột ngột trong quá trình vận hành, thì bơm cũng sẽ gặp vấn đề.
2. Thay đổi hướng lái gấp
Việc quay đầu, đổi hướng xe liên tục sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thống truyền động của xe và có thể dẫn tới tình trạng Vô lăng ô tô bị khóa ngay trong khi lái.
Việc thay đổi hướng lái đột ngột cũng có thể khiến bơm trợ lực lái bị kẹt. Vậy nên, bạn hãy thực hiện điều này một cách nhẹ nhàng và chậm rãi. Như vậy sẽ hạn chế đáng kể tình trạng bị khóa tay lái trong khi điều khiển xe.
3. Khóa đánh lửa xe
Hệ thống đánh lửa có thể bị khóa. Trường hợp này xảy ra khi chìa khóa không thể bật/tắt động cơ. Đây là một cơ chế điều kiện, rất nguy hiểm nếu như nó xảy ra trong khi bạn đang điều khiển xe ở tốc độ cao. Khóa volang đột ngột xảy ra khi hệ thống đánh lửa quá tải.
4. Xe bị khóa vô lăng khi đi qua nước
Ở trường hợp này chúng ta sẽ thấy nguyên nhân có thể là do dây curoa và puly bị mòn. Khi chúng bị nước bắn vào sẽ gây ra lỗi dây curoa trượt trên puly, làm cho tốc độ không được đồng bộ, lúc này hệ thống điều khiển động cơ đang có lỗi và gửi thông báo siết tay lái lại.
III. Cách xử lý khi Vô lăng ô tô bị khóa
Nếu tình trạng vô lăng xe ô tô khóa xảy ra, cách đơn giản nhất để giải quyết đó là khởi động lại động cơ. Lúc này, bạn cần vừa lắc nhẹ vô lăng sang trái hoặc phải, đồng thời cùng lúc cho chìa khóa vào ổ. Sau đó bạn chỉ cần đề máy lên là vô lăng sẽ được mở khóa.
Hoặc đơn giản hơn là bạn chỉ cần cắm chìa khóa vào ổ, xoay và lắc nhẹ chìa khóa. Như vậy là vô lăng đã có thể hoạt động lại bình thường.
Trong trường hợp ô tô có xylanh đánh lửa và khóa tay lái được kết nối trực tiếp tới xylanh đánh lửa. Lúc này để mở khóa tay lái vô lăng, bạn hãy sử dụng tay trái để vẫy tay lái sang trái và phải với một lực đáng kể, đồng thời sử dụng tay phải để chuyển khóa đánh lửa từ vị trí “Lock” sang vị trí “Acc” hoặc “Start”.
# Sửa chữa các lỗi dẫn đến Vô lăng ô tô bị khóa
Như đã nêu ở trên, có 3 nguyên nhân chính khiến Vô lăng ô tô bị khóa gồm: thường xuyên quay đầu xe đột ngột, khóa đánh lửa hoặc bơm trợ lực lái bị hỏng.
Khi đã xác định được nguyên nhân, bạn cần nhanh chóng khắc phục. Cách xử lý có thể như sau:
- Thay thế bơm trợ lực.
- Thay thế hệ thống công tắc đánh lửa.
- Làm sạch, vệ sinh trụ lái.
- Dùng dầu bôi trơn trợ lực lái.
- Kiểm tra puly và dây curoa xem có mòn không để thay thế.
- Mang xe đến đại lý để sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ
Nếu bạn có đủ kiến thức và có thể tự thực hiện thì có thể làm tại nhà, nếu không thì hãy nhanh chóng tới gara ô tô để sửa chữa.
> Tin nhiều người xem mà bạn có thể tham khảo: lỗi cao su chân hộp số
Kết luận
Vô lăng ô tô bị khóa chỉ là một tính năng an toàn nhằm chống trộm và không hề ảnh gây hại gì cho hệ thống lái của xe. Bạn không nên quá lo lắng khi vấn đề này xảy ra.
Bạn cần lưu ý không nên đánh lái khi xe chưa khởi động và khi đỗ xe nên đánh lái thẳng. Nếu hệ thống kỹ thuật có vấn đề bạn cần phải sửa chữa ngay.
Trên đây là nguyên nhân dẫn tới việc Vô lăng ô tô bị khóa và cách giải quyết ván đề này! Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có những thông tin hữu ích cho bản thân! Hoặc có thể liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn nếu có những trường hợp bạn không xử lý được.