Để chiếc xe có thể lưu thông hợp pháp, bạn cần phải đăng kiểm lại xe ô tô của mình. Mỗi chiếc xe đều phải trải qua những vòng đăng kiểm và hầu hết các chủ xe đều cảm thấy có phần lo lắng trước vấn đề này!.
Đăng kiểm xe ô tô là thủ tục cuối cùng nhằm kiểm tra xem chiếc xe có đạt đủ tiêu chuẩn để lưu thông hay không. Đây là quy trình bắt buộc mà các chủ xe ô tô cần phải thực hiện. Tất cả các chủ xe cần phải tiến hành đăng kiểm nếu như muốn sử dụng chiếc xe một cách hợp pháp.
Khi tới địa điểm đăng kiểm xe, nhân viên đăng kiểm sẽ tiến hành các thủ tục đăng kiểm xe oto, kiểm tra theo đúng trình tự đã quy định nhằm kiểm tra xe chiếc xe của bạn có đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để tham gia giao thông và đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường hay không.
Nếu chiếc xe đạt đủ mọi tiêu chuẩn đề ra, chủ xe sẽ được cấp giấy đăng kiểm hoặc giấy phép gia hạn giấy đăng kiểm trước đó. Đối với chiếc xe không đạt yêu cầu, chủ xe cần phải khắc phục những lỗi chưa đạt cho tới khi đạt đủ yêu cầu thì mới được cấp đăng kiểm xe. Dưới đây, Tuning sẽ làm rõ các vấn đề:
1. Bảng giá đăng kiểm lại xe ô tô
Mỗi dòng xe ô tô sẽ có 1 mức giá đăng kiểm khác nhau, xe càng lớn thì phí đăng kiểm càng lớn và xe nhỏ sẽ có mức phí đăng kiểm thấp hơn. Giá đăng kiểm xe 4 chỗ, chi phí đăng kiểm xe 7 chỗ sẽ chịu mức giá chung của những dòng xe dưới 10 chỗ. Cụ thể tất cả các dòng xe đang lưu hành trên đường như sau:
2. Thời hạn cho mỗi lần đăng kiểm xe ô tô
Mỗi chiếc xe không chỉ đăng kiểm một lần, và mỗi lần đăng kiểm lại xe ô tô đều có thời hạn của nó. Thời hạn đăng kiểm của xe dài hay ngắn phụ thuộc vào từng loại xe và tuổi thọ của nó.
Không nên để ô tô quá hạn đăng kiểm, bởi bạn có thể bị phạt tối đa tới 16 triệu nếu cho xe lưu thông mà ô tô bị quá hạn kiểm định, dù chỉ quá 1 ngày. Việc bạn cho xe ô tô quá niên hạn kiểm định xe ô tô đi đăng kiểm mà bị bắt vẫn phạt như thường. Nếu chẳng may xe bạn hết hạn đăng kiểm dưới 1 tháng, hoặc hơn thì bạn có thể dùng xe khác để đưa tới đăng kiểm.
Thời hạn đăng kiểm của một chiếc xe ô tô được in trên một chiếc tem, chiếc tem này sẽ được dán ngay trước cửa kính xe ô tô để chủ xe chủ xe có thể dễ dàng ghi nhớ về thời hạn, để tới các trung tâm đăng kiểm xe ô tô của mình đúng lúc.
3. Đăng kiểm xe ô tô cần những giấy tờ gì?
Để đăng kiểm lại xe ô tô, chủ xe cần mang chiếc xe của mình tới trạm đăng kiểm. Hiện nay, có hơn 90 trạm đăng kiểm xe trên toàn quốc và chủ xe có thể lựa chọn bất kỳ địa điểm đăng kiểm nào thích hợp với bản thân nhất. Khi tới đăng kiểm xe ô tô, chủ xe cần phải chuẩn bị trước những giấy tờ sau:
- Giấy đăng kiểm xe ô tô trước đó (nếu có).
- Giấy đăng ký xe.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm dân sự.
Trước khi đi đăng kiểm, bạn cần chú ý mang đầy đủ những giấy tờ nêu trên để tránh mất thời gian. Sau khi tiến hành đầy đủ các thủ tục đăng kiểm oto như quy định, bạn cần phải nộp lệ phí đăng kiểm theo bảng chi tại địa điểm đăng kiểm. Sau khi đăng kiểm xong, bạn sẽ về và chờ đợi thông báo kết quả.
4. Cần làm những gì để đăng kiểm lại xe ô tô không bị trượt?
Việc đăng kiểm xe ô tô sẽ được tiến hành với 5 công đoạn, cụ thể: kiểm tra tổng quát toàn bộ xe, kiểm tra phần trên của xe, kiểm tra phần dưới của xe, kiểm tra trượt ngang bánh xe – phanh xe, kiểm tra tiêu chuẩn về môi trường và 56 hạng mục. Nhất là đối với các xe ô tô độ, thì cần phải xem xét kỹ hơn.
Nhân viên kiểm tra đăng kiểm xe có nhiều cách để kiểm tra, bao gồm thực hiện kiểm tra bằng các thiết bị, dụng cụ kiểm tra, quan sát bằng mắt, sờ bằng tay… Và tất cả các hạng mục đều phải đạt đủ các điều kiện An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường.
Để có thể vượt qua các kiểm tra đăng kiểm xe ô tô, chủ xe nên bảo dưỡng xe thường xuyên. Trong thực tế, có rất nhiều xe không đạt yêu cầu chỉ vì một lỗi rất nhỏ đó là khí thải từ động cơ đã xuống cấp, bầu lọc gió quá bẩn do không thường vệ sinh và tới khi đi đăng kiểm lại xe ô tô bị lộ ra thì bạn đã bị “tạch”.
> Các bạn có thể xem thêm: Cách tìm gara sửa chữa ô tô tốt nhất
Các công đoạn cần bảo dưỡng để có thể vượt qua bài đăng kiểm
Lau sạch nắm lắc cho cả hai biển số trước và sau xe. Kiểm tra lượng nước làm mát động cơ, dầu phanh, dầu trợ lực lái. Kiểm tra toàn bộ bánh xe và chắc chắn rằng không có lốp nào bị mòn. Ngoài ra, bạn cũng cần phải kiểm tra toàn bộ các hệ thống đèn để chắc chắn rằng không bóng nào bị hỏng.
Phanh tay cũng là một trong những bộ phận quan trọng nhất cần phải lưu ý trước khi mang xe đi đăng kiểm. Đừng quên kiểm tra xe xem còi xe có quá to hoặc nhỏ hay không, kiểm tra độ ồn của xe khi hoạt độ, độ kín khít của hệ thống thoát khỉ thải, tiêu chuẩn nồng độ khí thải ra, độ đục của khói xe phát ra, độ kín khít của hệ thống cung cấp nhiên liệu.
Các chi tiết nhỏ khác như dây đai an toàn, chốt cửa, tay mở đều bắt buộc phát kiểm tra kĩ. Sau đó, chủ xe có thể chuyển sang kiểm tra tiêu chuẩn môi trường của xe mình và khắc phục những tiêu chuẩn chưa được đáp ứng để chuẩn bị cho việc đăng kiểm.
Tốt nhất, bạn hãy đưa xe đến 1 gara ô tô gần nhất để bảo dưỡng và kiểm tra tất cả các hạng mục, thông báo với gara xe của bạn cần đi đăng kiểm lại xe ô tô, họ sẽ giúp bạn kiểm tra hết mọi thứ.