Những hư hỏng của hệ thống phanh ô tô có tần xuất xảy ra cao, khi mà chúng được cấu tạo bởi nhiều chi tiết và có sự tham gia của hệ thống điều khiển là ABS.
Là một trong những bộ phận an toàn trên ô tô vô cùng quan trọng, dùng để giảm tốc độ hay dừng xe trong những trường hợp khẩn cấp, bảo vệ mọi người hay chính chiếc xe của họ tránh khỏi những tai nạn hay sự cố bất ngờ. Khi hệ thống phanh gặp vấn đề mà không được phát hiện sớm, sẽ tiền ẩn nhiều mối nguy hiểm, và khi sửa chữa có thể phải sửa chữa gầm xe ô tô ở nhiều chi tiết.
Vì vậy mà những chủ xe cần phải biết cách tự mình kiểm tra hệ thống phanh, nhận biết được những hư hỏng của phanh ô tô sớm nhất, để từ đây đưa ra các giải pháp tốt nhất cho việc bảo vệ xe ô tô, bảo vệ sự an toàn của bản thân trên toàn bộ hành trình di chuyển.
Tìm hiểu những hư hỏng của hệ thống phanh xe ô tô
Và dưới đây, Tuing Garage sẽ liệt kê đầy đủ 9 hư hỏng thường gặp trên hệ thống phanh ô tô, để các bạn cùng tham khảo:
1. Hành trình bàn đạp phanh thiếu và phanh bị hụt
Khi chúng ta đạp phanh và cảm thấy hành trình của việc đạp phanh dài hơn bình thường, cố gắng nhấn mạnh bàn đạp phanh nhưng hiệu quả phanh thấp, thì hư hỏng của hệ thống phanh trong trường hợp này có thể là do:
- Dầu phanh bị hao hụt ( bị rò rỉ, hở trên đường ống dầu phanh).
- Má phanh bị mòn nhiều theo thời gian sử dụng.
- Má phanh bị kẹt, bó cứng.
- Do hệ thống phanh có khí bên trong (cần được xả air).
- Xy-lanh phanh chính của hệ thống bị hư hỏng.
- Hư hỏng bầu trợ lực phanh.
- Cũng có thể do má phanh bị lỏng .
2. Hư hỏng của hệ thống phanh làm phát ra tiếng kêu
Hệ thống phanh phát ra tiếng kêu có khá nhiều nguyên nhân! Nếu trước đó xe bạn chạy dưới trời mưa thì có thể phanh bị đọng nước (dễ nhận biết cho mọi chủ xe). Nhưng nếu không phải nguyên nhân trên, mà là do bạn lâu ngày chưa bảo dưỡng hệ thống phanh, thì chúng có thể gặp những trường hợp sau:
- Do má phanh bị mòn hoặc bị hỏng(nên thay má phanh).
- Má phanh bị bẩn.
- Đĩa phanh bị chạm vào giá đỡ.
- Cũng có thể là do mâm phanh bị lỏng.
3. Cơ cấu phanh bị bó
Cơ cấu phanh bị bó, cứng lại một chỗ, nếu nặng sẽ kiến cho xe không thể di chuyển được, hoặc làm cho chúng ta không thể phanh được, thì nguyên nhân hư hỏng của hệ thống phanh trong trường hợp này được xác định là:
- Lỗ dầu ở xy-lanh chính bị tắc nghẽn (Bạn cần kiểm tra các xy-lanh chính và điều chỉnh cần đẩy xy-lanh chính).
- Do van chân không bị vênh.
- Kiểm tra các xy-lanh chính.
- Điều chỉnh cần đẩy xy-lanh chính.
4. Hành trình tự do của bàn đạp phanh lớn
Giống với trường hợp 1 đã nêu ở trên, hư hỏng của hệ thống phanh khi hành trình tự do của bàn đạp phanh lớn, làm cho chúng ta khó khăn hơn trong việc thực hiện thao tác phanh. Nguyên nhân của trường hợp này là do:
- Đường ống dầu có không khí dẫn đến không đủ lực phanh.
- Thiếu dầu phanh.
- Má phanh bị mòn nhiều.
- Piston và cuppen xy-lanh chính mòn.
- Piston và cuppen xy-lanh bánh mòn.
- Bàn đạp điều chỉnh phanh sai.
5. Đèn cảnh báo phanh tay sáng
Nếu đèn cảnh báo phanh tay luôn bật sáng, thì có thể bạn đã quên trả phanh tay (đây là cơ chế cảnh báo an toàn cho người dùng). Tuy nhiên, nếu bạn đã trả phanh tay mà đèn vẫn tiếp tục báo sáng, thì đây chắc chắn là lỗi hư hỏng của hệ thống phanh, nguyên nhân là do:
- Mức dầu phanh xuống thấp.
- Áp suất thủy lực bị mất một bên.
6. Xe bị giựt, khựng lại khi đạp phanh
Nếu các bạn là người mới lái ô tô có hệ thống điều khiển phanh ABS, thì cảm giác rung và giựt nhẹ có thể là do ABS (đây không phải là lỗi, mà do hệ thống điều khiển ABS hoạt động như vậy khi phanh). Còn khi bạn thực hiện thao tác phanh, mà cảm nhận được xe bị giựt hoặc khựng lại đột ngột, thấy rung xe mạnh, thì lỗi này có thể là do:
- Trống phanh hay đĩa phanh bị hở hoặc bị móp, méo.
- Lò xo hồi vị bị hư hỏng.
- Trống phanh hay đĩa phanh mòn không đều.
- Do màng ngăn bị hỏng.
7. Hư hỏng của hệ thống phanh khiến chúng không làm việc hoặc nặng
Bàn đạp phanh rất nặng hoặc không thể phanh là những dấu hiệu của việc đã lâu xe không được bảo dưỡng hệ thống phanh, các chi tiết đã bị hư hỏng hoặc thậm chí bị gỉ sét/ mối mọt ở các điểm như sau:
- Bầu hơi trợ lực bị hư hỏng.
- Đường ống chân không bị hở hay bị tắc.
- Màng chân không bị hư hỏng.
8. Hiện tượng phanh bị nhao về một phía
Các bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng nếu khi xảy ra hư hỏng của hệ thống phanh với hiện tượng nhao về 1 phía. Chúng ta có thể kiểm tra và xác định các lỗi như sau:
- Bề mặt má phanh bị dính dầu mỡ hay nước trong quá trình hoạt động.
- Do áp xuất lốp của các bánh xe không được đều.
- Do bulong của lốp xe không được bắt chặt.
- Trống phanh bị móp méo cơ học.
- Ổ bi đỡ bị lỏng.
9. Hư hỏng của hệ thống phanh làm đèn cảnh báo ABS báo sáng
Bảng taplo hiển thị đèn cảnh báo ABS là một trong những lỗi xảy ra thường xuyên và tất cả các dòng xe ô tô ngày nay có sử dụng ABS đều gặp phải. Chúng có 5 nguyên nhân chính, được xác định như sau:
- Lỗi cầu chì của hệ thống điều khiển ABS.
- Lỗi do cảm biến tốc độ bánh xe bị hư hỏng hoặc rơ lỏng/ rỉ sét.
- Hư hỏng ở bộ phận rotor cảm biến ABS.
- Hỏng hộp ECU điều khiển ABS.
- Bộ chấp hành thủy lực của hệ thống ABS gặp vấn đề.
Xem thêm ngay: thông tin về hệ thống giảm xóc ô tô
Trên đây là các hư hỏng của hệ thống phanh xe hơi bạn thường gặp phải, hầu hết các lỗi đều gây nguy hiểm đến độ an toàn của xe khi di chuyển trên đường. Vậy nên khi xe bạn gặp phải tình trạng lỗi như trên thì nên mang chiếc xe bạn đến các garage gần nhất để được kiểm tra và sữa chữa kịp thời, nhằm đảm bảo an toàn cho xe cũng như chính người điều khiển ô tô.